1. Bếp từ là gì?
Bếp từ còn được gọi là bếp điện từ, đây là thiết bị đun nấu sử dụng điện năng. Cụ thể hơn, khi kết nối điện và khởi động, dòng điện sẽ chạy qua cuộn dây đồng đặt dưới mặt kính bếp và sinh ra dòng từ trường trong phạm vi vài milimet trên mặt bếp. Nhờ đó, nồi có đế nhiễm từ làm chín thức ăn trên bếp.
Điểm nổi bật hàng đầu của bếp từ chính là thiết kế thân thiện, khả năng đun nấu nhanh chóng, gấp 3 – 4 lần bếp thường. Vì vậy, người dùng có thể yên tâm dùng bếp mỗi ngày mà không lo bị gián đoạn vì hết ga.
Cấu tạo của Bếp từ
Bếp từ được thiết kế các hình dáng đa dạng như hình vuông, hình tròn với nhiều kiểu dáng và màu sắc tinh tế, sang trọng. Hầu hết bếp từ đều sở hữu các bộ phận sau:
Bề mặt kính: Thường được làm bằng kính có khả năng chống trầy xước, chịu va đập, chịu lực tốt, chịu nhiệt rất tốt, điển hình như Ceramic. Bộ phận này có nhiệm vụ bảo vệ thân bếp và các linh kiện bên trong bếp. Đồng thời sẽ giúp gia tăng tính thẩm mỹ cho toàn bộ chiếc bếp trong gian nhà bạn.
Bảng điều khiển: Nằm trên bề mặt của bếp từ, có các nút bấm vật lý hoặc cảm ứng giúp bạn thao tác dễ dàng trong quá trình sử dụng bếp.
Mâm nhiệt (cuộn cảm): Đây là linh kiện quan trọng trong cấu tạo của bếp từ. Bộ phận này góp phần sinh nhiệt và đảm bảo độ ổn định, độ bền cũng như an toàn cho quá trình sử dụng bếp từ.
Quạt làm mát (quạt tản nhiệt): Đảm nhiệm vai trò làm mát, giảm nhiệt các linh kiện trong bếp từ, cân bằng lại nhiệt độ khi bếp hoạt động với công suất quá cao. Điều này sẽ giúp bảo vệ các linh kiện bên trong thiết bị và đảm bảo bếp từ luôn hoạt động ổn định.
Bo mạch điện tử: Thực hiện nhiệm vụ cung cấp dòng điện có tần số cao cho cuộn cảm bếp từ. Đồng thời, bo mạch điện còn là bộ phận nhận lệnh thao tác trực tiếp của người dùng thông qua bảng điều khiển các phím bấm trên mặt bếp.
2. Nguyên lý hoạt động của Bếp từ
Nguyên lý chính của bếp điện từ là dùng dòng Fuco để làm nóng trực tiếp nồi nấu. Khi cắm điện vào bếp từ, mạch dao động điện LC sinh ra 1 từ trường biến thiên trên mặt bếp. Nếu có vật dẫn từ trên mặt bếp, thì trong lòng vật dẫn từ có 1 dòng điện chạy nội tại trong nó, dòng điện này có tác dụng sinh nhiệt lớn.
Nhờ đó, bếp có khả năng làm chín thức ăn thông qua nồi đun có đáy nhiễm từ, điển hình như nồi nhôm, inox,… Đặc biệt, do nồi được làm nóng trực tiếp nên hiệu suất truyền nhiệt rất cao, ít tổn thất nhiệt. Điều này giúp người dùng giảm bớt thời gian nội trợ đáng kể.
3. Bếp từ có tốt không? Có nên mua không?
Ưu điểm:
Bếp từ hoạt động với cơ chế truyền nhiệt trực tiếp vào đáy nồi nên hiệu suất đun nấu của bếp đạt đến 90%, giúp tiết kiệm thời gian và điện năng tiêu thụ.
Bếp từ không thải ra những khí CO2, không có bức xạ nên bạn hoàn toàn tin tưởng sử dụng mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sản phẩm được tích hợp tính năng đa dạng, điển hình như thực đơn nấu sẵn, chế độ hẹn giờ, khóa trẻ em, cảnh báo khi không có nồi trên bếp, tự ngắt khi bếp quá tải,… giúp người dùng chế biến các món dễ dàng và đảm bảo an toàn tối ưu.
Nhờ sở hữu bề mặt làm từ kính cường lực, bếp vừa có tính thẩm mỹ cao vừa giúp người vệ sinh nhanh chóng.
Nhược điểm:
Bếp từ kén xoong nồi, buộc người dùng phải đun nấu bằng các vật dụng có đáy nhiễm từ. Nếu nồi không có đáy nhiễm từ, bạn có thể tận dụng mâm chuyển từ.
Do bếp hoạt động bằng điện năng nên có thể bị gián đoạn việc nấu nướng nếu mất điện.
Ai nên mua bếp từ?
Bếp từ phù hợp với những cá nhân và gia đình mong muốn sở hữu bếp hoạt động bằng điện năng, chỉ cần kết nối với điện là nấu được, không cần phải canh và thay ga. Ngoài ra, nếu bạn là người yêu thích thẩm mỹ thì bếp từ có kiểu dáng sang trọng chính là sự lựa chọn tốt dành cho bạn.